Nhận định, soi kèo Al Zlfe vs Ohod, 23h00 ngày 15/4: Còn nước còn tát


相关文章
- 、
-
Thanh toán cước truyền hình VTVcab qua PayooTheo đó, khách hàng của VTVcab sẽ có thêm một kênh thanh toán cước phí mới, vừa tiện lợi vừa miễn phí. Khách hàng có thể đến các điểm thanh toán gần nhà mà Payoo đã liên kết để thực hiện đóng cước.
Hiện tại, Payoo có hơn 2.000 điểm thanh toán, được tích hợp tại các quầy thu ngân của các chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng điện máy, siêu thị, cửa hàng xe máy như Circle K, B’s mart, FamilyMart, VinMart+, FPT Shop, Viễn Thông A, Nguyễn Kim, Điện Máy Chợ Lớn, Honda An Thành, AEON Citimart…
"> -
Phát hiện virus giống virus gây bệnh CovidBiến thể virus nCoV Anh tăng nguy cơ tử vong rõ rệt
Biến thể B.1.1.7 ghi nhận lần đầu ở Anh có khả năng gây tử vong cao hơn từ 30 tới 100% so với các chủng nCoV trước đó.
"> -
Bộ trưởng Y tế: Quy trình tiêm vaccine CovidBộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì buổi tập huấn trực tuyến sáng 6/3. Ảnh: Trần Minh
“Đây là vắc xin mới nên có thể thể xảy ra phản ứng sau khi tiêm. Không thể khẳng định tất cả các vắc xin kể cả vắc xin đã lưu hành an toàn 100%, phản ứng sau tiêm có thể nhẹ hoặc có phản ứng bất lợi. Chúng ta phải xác định như vậy”, Bộ trưởng khẳng định.
Do vắc xin mới nên Bộ Y tế triển khai tiêm hết sức thận trọng. Mặc dù 117.600 liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam về từ cuối tháng 2 nhưng phải chờ giấy xuất xưởng chứng nhận về chất lượng của phía Hàn Quốc và Việt Nam cũng đánh giá lại toàn bộ chất lượng lô vắc xin này.
Từ sáng 8/3, Việt Nam sẽ bắt đầu những mũi tiêm đầu tiên.
Do số lượng lần đầu hạn chế, Bộ Y tế tập trung ưu tiên cho 9 nhóm đối tượng theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ, ưu tiên đầu tiên cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch.
Bộ Y tế ưu tiên tổ chức tiêm tại tất cả cơ sở có điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc do đây là những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, sau đó là nhóm tham gia phòng chống dịch tại cộng đồng như nhóm truy vết, xét nghiệm, lấy mẫu…
“Chúng tôi cũng thống nhất, Bộ Y tế sẽ tiêm đợt sau, dành những mũi tiêm đầu tiên cho công tác phòng chống dịch để giảm yếu tố nguy cơ lây nhiễm cho tuyến đầu chống dịch”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, lần này Bộ không thể phân bổ vắc xin cho toàn bộ 63 địa phương, chỉ có thể phân bổ một phần cho 13 tỉnh có dịch, ưu tiên cao nhất cho Hải Dương – nơi có số ca mắc Covid-19 lớn nhất nước.
Ngay từ 8/3, Hải Dương cũng sẽ bắt đầu thực hiện tiêm chủng. Ngoài ra Bộ Y tế sẽ tiêm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM và một số cơ sở y tế khác.
Việt Nam thực hiện quy trình tiêm chặt chẽ hơn
Theo Bộ trưởng Y tế, khác với các nước và khác với các quy trình tiêm chủng trước đây, Việt Nam sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, dù mất nhiều thời gian hơn.
Để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khoẻ cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ.
Bộ Y tế yêu cầu từng cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng phải tải phần mềm do Bộ Y tế thiết kế để phục vụ tiêm chủng tốt nhất. Với mỗi người dân phải tải ứng dụng hồ sơ sức khoẻ. Việc này vừa giúp ngành y tế chủ động giám sát từ cơ sở y tế vừa nhanh chóng nhận phản ánh người dân về những bất lợi sau tiêm.
700 điểm cầu tham gia tập huấn trực tuyến
“Hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế, sau này là hộ chiếu vắc xin, quản lý toàn bộ bằng QR code”, Bộ trưởng nói.
Do lần đầu tiên Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn chưa từng có với một loại vắc xin mới, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh, công tác truyền thông lần này rất quan trọng.
“Chắc chắn sẽ có những tai biến không mong muốn xảy ra nhưng không vì lý do đó làm lung lay chiến dịch tiêm vắc xin. Trên toàn cầu cũng có người tham gia phong trào anti vắc xin nhưng lợi ích vắc xin ngừa Covid-19 rất rõ ràng, bảo vệ chính cho bản thân và cộng đồng”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, dù độ bảo vệ của vắc xin AstraZeneca không đạt 100% nhưng 100% người tiêm nếu có mắc bệnh sẽ diễn biến nhẹ hơn, không dẫn đến tử vong. Đó là điều quan trọng nhất với mỗi cá nhân tiêm chủng.
Hiện tại, vắc xin Pfizer có hiệu lực bảo vệ trên 90%, Moderna hiệu lực bảo vệ 94% nhưng vắc xin AstraZeneca chỉ có hiệu lực bảo vệ 76% sau mũi 1 và 84% sau mũi 2. Do hiệu lực bảo vệ không đạt 100% nên song song tiêm vắc xin vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt tuân thủ tốt thông điệp 5K.
Người đứng đầu ngành y tế cho biết, trong năm nay Việt Nam sẽ cố gắng đảm bảo đủ vắc xin theo các đối tượng ưu tiên theo đúng Nghị quyết 21. Trong tháng 3, lượng vắc xin chưa nhiều, người dân cần hết sức bình tĩnh, khi có những lô tiếp theo ngành y tế sẽ tiêm ngay.
Bộ Y tế đang tích cực phối hợp và đề nghị COVAX tiếp tục chuyển sớm vắc xin về Việt Nam. Bộ trưởng hy vọng trong tháng 3 lượng vắc xin về dồi dào hơn, hơn khoảng 1,3 triệu liều, đến tháng 4-5 nguồn cung sẽ tăng lên.
Lần này, Bộ Y tế huy động tổng lực toàn ngành tham gia tiêm chủng do đây là chiến lược tiêm chủng lớn nhất nước với trên 100 triệu mũi tiêm. Bộ Quốc phòng sẽ tiêm cho lực lượng quốc phòng, Bộ Công an tiêm cho toàn bộ cán bộ công an, Bộ Y tế sẽ đảm nhiệm tiêm cho toàn dân.
Thúy Hạnh
Ngày 8/3, Việt Nam tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân
Dự kiến thứ 2 tuần tới, Việt Nam sẽ triển khai tiêm vắc xin AstraZeneca cho 18 cơ sở điều trị và 13 tỉnh có dịch.
"> -
Trải nghiệm của nữ phiên dịch người Việt tiêm đủ 2 mũi vắc xin CovidChị Hải Ninh đặt niềm tin vào vắc xin Covid-19
Mỗi lần dịch cho các bệnh nhân có câu hỏi về vắc xin Covid-19, tôi muốn nhấn mạnh cho họ hiểu rằng rất nên tiêm ngừa. Tôi thầm nghĩ tất nhiên chúng ta sẽ có thể gặp phản ứng phụ, tất nhiên vắc xin không đảm bảo 100%, tuy nhiên, đây là biện pháp tốt nhất lúc này để giúp đẩy lùi đại dịch.
Tôi là phiên dịch viên làm việc bán thời gian cho bệnh viện tâm thần của tiểu bang Missouri, Mỹ. Tiểu bang này nhận được lô hàng vắc xin Pfizer đầu tiên vào khoảng giữa tháng 12/2020. Ngay sau khi đọc được tin vui về vắc xin của Pfizer năm ngoái, tôi đã mừng thầm và tin rằng bản thân mình sẽ nằm trong nhóm ưu tiên được chích ngừa trước.
Bệnh viện nơi tôi làm việc thuộc quyền quản lý trực tiếp của tiểu bang, đội ngũ nhân viên ở đây được coi là công chức bang. Dù là bệnh viện, thực tế, đây lại giống một trại giam. Nơi này điều trị cho các cá nhân bị cáo buộc những tội không dễ tha thứ như giết người hay ấu dâm.
Thẩm phán “gửi” họ đến đây để được đánh giá về mức độ bệnh tâm thần và nếu được chứng minh vẫn bình thường, họ sẽ được trả lại tòa án để tham gia các thủ tục tố tụng sau 6 tháng hay 1 năm.
Tuy nhiên, có những người ở đây cả đời. Vì tính chất cô lập của bệnh nhân, đội ngũ nhân viên, bác sĩ, y tá, bảo vệ được xếp vào nhóm ưu tiên. Các bệnh nhân cũng là những người đầu tiên được chích ngừa.
Vì không phải nhân viên làm việc toàn thời gian nên đến đầu tháng 1 tôi mới được mời đăng ký. Trong thư mời, anh quản lý cũng rất khéo, nói rằng nếu có nhu cầu thì hãy ghi tên. Lý do là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ FDA mới chỉ đưa ra chứng nhận khẩn cấp dành cho Pfizer và Moderna để cung cấp vắc xin Covid-19.
Thông thường, các hãng dược sẽ mất nhiều năm để nghiên cứu và phát triển thuốc. Trong trường hợp của 2 hãng trên, họ mất chưa đầy một năm để đưa ra vắc xin. Vì đây chưa được coi là vắc xin có cấp phép chính thức, nhân viên của nhiều bệnh viện không bị bắt buộc chích ngừa.
Tính từ thời điểm đăng ký đến lúc nhận được mũi vắc xin Pfizer đầu tiên, tôi phải chờ khoảng 3 tuần. Cứ 15 phút sẽ có 2 nhân viên được tiêm chủng. Thủ tục tiêm vô cùng đơn giản, tôi điền vào đơn khai bệnh lý và sau đó một vị bác sĩ tiêm thuốc cho tôi.
Sau đó, chúng tôi phải ngồi chờ 15 phút để đảm bảo không ai bị phản ứng với thuốc.
Thủ tục này lặp lại sau 2 tuần khi tôi tới nhận mũi tiêm nhắc lại. Lần này, các bác sĩ nói đến phản ứng phụ có thể xảy ra về sau. Phần lớn những người được tiêm cảm thấy đau ê ẩm ở cánh tay, có người bị sốt, có người bị mệt mỏi 1-2 ngày sau đó.
Bản thân tôi chỉ bị đau ê ẩm ở cánh tay bên trái một ngày. Hôm sau, tôi có thể làm tất cả mọi việc như bình thường, thậm chí còn tập được các động tác khó và nặng của yoga.
Hai tháng trước khi lượng vắc xin còn khan hiếm và việc lưu giữ thuốc của Pfizer khá ngặt nghèo (ở tủ đá từ âm 80 độ C tới âm 60 độ C), bệnh viện của tôi còn mời người bên ngoài vào chủng ngừa khi đã tiêm xong cho lượng người đăng ký.
Mãi về sau tôi mới biết, bố mẹ chồng tôi cũng là những người may mắn như vậy. Ông bà dù đã hơn 70 và hơn 80 tuổi, nhưng vào thời điểm đó vẫn chưa thuộc diện được chích ngừa ở tiểu bang Kentucky.
Nhờ một người bạn mách nước, ông bà biết ở bệnh viện gần nhà đang thừa vắc xin và muốn chích cho người dân để không bị lãng phí. Ông bà liền đăng ký và còn được tiêm trước cả những người thuộc diện ưu tiên như tôi.
Có lẽ giờ sẽ không còn tình trạng thừa vắc xin như thế này vì nhiều nghiên cứu ghi nhận thuốc của Pfizer không cần thiết phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh như vậy nữa.
Tôi biết một bệnh viện đã đăng ký mua tủ bảo quản trị giá tới 20.000 USD để lưu thuốc nhưng tủ đến giờ cũng chưa thấy đâu. Có lẽ họ vẫn được hoàn lại tiền. Ở nước Mỹ, chuyện trả lại hàng là bình thường như cơm bữa.
Hiện giờ, tiểu bang Missouri đang tiến hành tiêm vắc xin cho người trên 65 tuổi và những người có bệnh lý nền. Một người bạn của tôi là y tá gần 70 tuổi cũng sắp được tiêm mũi thứ hai. Hy vọng 2 tuần sau đó, chúng tôi sẽ lại được hẹn hò với nhau và trò chuyện như trước.
Hải Ninh
Vắc xin một liều sẽ làm thay đổi chiến dịch tiêm chủng
Những ưu điểm của vắc xin Johnson & Johnson sẽ giúp người dân trên khắp thế giới có cơ hội tiêm chủng nhanh hơn nhiều.
">